🇻🇳 Cardano là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Cardano

Cardano là gì?

Vũ trụ Cardano đang mở rộng với sự xuất hiện của một loạt các ứng dụng và sàn giao dịch phi tập trung. Từ các trò chơi đến tài chính phi tập trung (DeFi), Cardano bao gồm toàn bộ tính linh hoạt dựa trên blockchain.

Khi Cardano phát triển, thì sự tiếp cận, cộng đồng, giá trị và sự chấp nhận của nó cũng phát triển. Bài báo này phản ánh tất cả những gì Cardano là, những gì nó đại diện và những gì nó có thể cung cấp cho Thế Giới.

Tổ chức Sáng lập và IOG

Dự án tạo ra Cardano được bắt đầu bởi một nhóm những người đam mê tiền mã hóa, nhà đầu tư và doanh nhân tập trung ở châu Á vào cuối năm 2014. Charles Hoskinson và Jeremy Wood đã thành lập Input Output (ban đầu là IOHK) để thiết kế và triển khai Cardano. Ngoài ra, Cardano Foundation được thành lập để theo dõi và giám sát sự phát triển của Cardano và hoạt động như một người ủng hộ cho người dùng của họ. Cardano Foundation có trụ sở tại Thụy Sĩ. Một tổ chức thứ ba, Emurgo, được tạo ra để theo đuổi các hoạt động thương mại thay mặt cho hệ sinh thái và cộng đồng. Ba tổ chức này có quyền sở hữu và lãnh đạo riêng biệt.

Blockchain Cardano và ADA, tiền mã hóa gốc khi sáng lập của Cardano, đã được ra mắt vào năm 2017 và tự nó đã củng cố để trở thành một trong những blockchain hàng đầu.

IOHK đã phát triển thành Input Output Global, Inc. (IOG) với Charles Hoskinson là Giám đốc điều hành. IOG được thành lập tại bang Wyoming, Hoa Kỳ.

Đội ngũ đứng sau Cardano

Là công ty nghiên cứu và kỹ thuật blockchain đang tham gia cùng với Cardano Foundation, Emurgo và các bên thứ ba khác, trong việc phát triển nền tảng Cardano cốt lõi, IOG đã tập hợp một nhóm toàn cầu hơn 600 người đa tài năng. Bao gồm các nhà khoa học máy tính, nhà nghiên cứu học thuật, kỹ sư phần mềm, chuyên gia sản phẩm và kiến trúc sư kỹ thuật.

Với hơn 600 nhân viên (tính đến tháng 5 năm 2022), IOG là một tổ chức đang mở rộng để phát triển các ứng dụng phi tập trung, giải pháp nhận dạng, ví và một loạt các ứng dụng phi tập trung đa dạng theo chủ đề cho blockchain.

Blockchain Cardano

Cardano là một nền tảng blockchain thế hệ thứ ba, mã nguồn mở, với cơ chế bằng chứng cổ phần (Proof-Of-Stake). Nó được đặt theo tên của Gerolamo Cardano, một bác sỹ và nhà toán học người Ý giữa thế kỷ 16. Các nền tảng blockchain thế hệ thứ ba được thiết kế để giải quyết các vấn đề mà hai thế hệ đầu tiên (Bitcoin và Ethereum) mắc phải, bao gồm khả năng mở rộngkhả năng tương tác, đồng thời thực hiện một loạt các chủ đề đầy tham vọng về phi tập trung.

Nền tảng Cardano kết hợp các công nghệ tiên phong dựa trên nghiên cứu được đánh giá ngang hàng để cung cấp tính bảo mật và tính bền vững chưa từng thấy cho các ứng dụng phi tập trung, hệ thống và cộng đồng trên toàn Thế Giới. Cardano hướng về sự cởi mở, công bằng và hòa nhập.

Giao thức bằng chứng cổ phần của blockchain, Ouroboros, cung cấp một giải pháp có thể mở rộng và tiết kiệm năng lượng cho hàng triệu - và sau cùng là hàng tỷ - người dùng trên toàn Thế Giới.

Sự phát triển của Cardano được dẫn dắt bởi một cách tiếp cận có chủ ý để xây dựng một cơ sở hạ tầng cấp doanh nghiệp mạnh và đáng tin cậy.

Cam kết với sự phi tập trung

Phi tập trung là một trong những động lực chính của Cardano, được xây dựng xung quanh ba trụ cột trung tâm:

  • Sản xuất Block và Sự đồng thuận
  • Kết nối mạng
  • Quản trị

Ba yếu tố này đã kết hợp để tạo thành một môi trường phi tập trung hoàn toàn, nơi quyền lực chuyển từ các rổ chức độc quyền sang cá nhân. Phi tập trung giúp loại bỏ sự tập trung quyền lực bằng cách cho phép các đối tượng trong mạng lưới bình đẳng trong việc đưa ra lựa chọn và quyết định, và trả lại quyền sở hữu thông tin cá nhân cho nơi mà nó thuộc về - đó là người dùng.

Vào ngày 31/03/2021, viêc sản xuất Block của Cardano trở nên phi tập trung hoàn toàn. Vào ngày đó, cộng đồng các nhà vận hành Pool (SPO) bắt đầu sản xuất 100% các Block mới. Đây là một cột mốc quan trọng trên con đường đến đích đến cuối cùng của Cardano; đó là tạo ra một nền tảng được vận hành và kiểm soát hoàn toàn, dân chủ thông qua một cộng đồng toàn cầu các SPO, nhà phát triển và người nắm giữ ADA.

Cardano hoạt động như thế nào?

Kiến trúc Cardano gồm ba lớp:

  • Lớp đồng thuận
  • Lớp sổ cái
  • Lớp mạng lưới

Lớp đồng thuận

Lớp này thực hiện hai chức năng cơ bản:

  • Chạy giao thức đồng thuận Ouroboros. Lớp này đưa ra các quyết định như chấp nhận các Block, lựa chọn giữa các chuỗi cạnh tranh (nếu có) và quyết định khi nào sản xuất các Block của riêng nó; và
  • Duy trì tất cả các trạng thái được yêu cầu để đưa ra các quyết định được thực hiện trong lớp đồng thuận.

Lớp sổ cái

Lớp này quy định:

  • Trạng thái của sổ cái trông như thế nào; và
  • Sổ cái phải được cập nhật cho mỗi Block mới như thế nào.

Lớp sổ cái chỉ bao gồm các chức năng thuần túy quy định sự chuyển đổi giữa các trạng thái sổ cái kế tiếp, như bắt nguồn từ các quy tắc sổ cái chính thức, bằng cách sử dụng mô hình kế toán UTXO mở rộng (EUTXO). Các chuyển đổi trạng thái được thúc đẩy bởi các giao dịch có trong các Block Cardano và bởi các sự kiện chính như chuyển đổi ranh giới các epoch và các sự kiện tổ hợp hard fork.

Lớp đồng thuận không cần biết bản chất chính xác của trạng thái sổ cái, hay nội dung của các Block, ngoài một số trường tiêu đề được yêu cầu để chạy giao thức đồng thuận.

Lớp mạng lưới

Lớp này duy trì các kết nối giữa tất cả các node phân tán trong mạng Cardano, nhận các Block mới từ mạng lưới khi chúng được tạo ra bởi các node sản xuất Block, xây dựng các giao dịch được đúc mới thành Block và truyền Block giữa các node.

Mật mã học

Cardano sử dụng các nguyên bản mật mã mạnh mẽ để tạo và gửi các giao dịch một cách an toàn, và để bảo vệ tính bảo mật và tính toàn vẹn của giao thức.

Cardano dùng các cặp khóa không đối xứng vào việc:

  • Ký và xác nhận các khoản thanh toán và chứng chỉ stake;
  • Thực thi hợp đồng thông minh
  • Giao dịch đa chữ ký
  • Nhận dạng và xác định các địa chỉ trên Blockchain Cardano

Các cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa riêng tư. Bằng cách sử dụng khóa riêng tư của họ, người dùng cung cấp bằng chứng mật mã rằng họ thực sự sở hữu coin hoặc tài sản mà họ đang sử dụng.

Mật mã cũng giúp bảo mật cho giao thức đồng thuận. Hai cơ chế chính là:

  • Các khóa của node, được sử dụng để đăng ký và vận hành các Pool, và được chia nhỏ thành khóa của nhà vận hành / khóa vận hành, cặp khóa Chữ ký phát triển (Key Evolving Signature-KES) và các khóa Chức năng ngẫu nhiên có thể xác minh (Verifiable Random Function-VRF); và
  • Chứng nhận việc thanh toán và stake, được sử dụng để cho phép chuyển tiền hoặc ủy thác stake cho các Pool. Đây có thể là các hàm băm dạng khóa hoặc hàm băm script.
    Tìm hiểu thêm về mật mã của Cardano.

Giao tiếp ngang hàng giữa các node

Giao tiếp ngang hàng (P2P) cho phép các node tự tổ chức thành một mạng lưới phân phối toàn cầu của các nhà sản xuất Block và Relay Cardano, và cũng tự tối ưu hóa, chọn ra các node được tốt nhất và kết nối hiệu quả hơn, và ngắt kết nối khỏi các node kém hiệu quả hơn.

Thông tin được trao đổi giữa các nút giúp kích hoạt cấu trúc liên kết mạng linh hoạt, tự động thích ứng với các điều kiện mạng thay đổi một cách linh động. Điều này thúc đẩy thêm sự phi tập trung mạng lưới, khả năng phục hồi và khả năng đối phó tốt với các lỗi và / hoặc các tình huống không mong muốn.

Kiến trúc P2P của mạng bao gồm bốn yếu tố:

  • Quản trị P2P
  • Quản lý kết nối
  • Máy chủ
  • Quản trị giao thức inbound(1)
    (1)inbound hay inward bound có thể tạm hiểu là “hướng nội”

Đọc thêm về giao tiếp P2P trong Cardano.

Đọc thêm về sự phi tập trung của Cardano.

Ouroboros

Giao thức đồng thuận bằng chứng cổ phần (Proof-of-stake) của Cardano.

Trong thần thoại, Ouroboros (hay Uroboros) thường được miêu tả là một con rắn (hoặc đôi khi là một con rồng) ăn đuôi của chính mình trong một vòng tròn kín. Từ Ouroboros bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa đen là “ăn đuôi” hoặc “kẻ ăn ngấu nghiến đuôi”.

Như một biểu tượng, Ouroboros đại diện cho sự vô cực của thời gian chảy một cách tự nhiên ngược trở lại chính nó, trong một chu kỳ không bao giờ kết thúc, như một vòng lặp vĩnh cửu. Ouroboros lần đầu xuất hiện ở Ai Cập vào thế kỷ 13 trước Công nguyên. Sau đó, các nhà giả kim đã đón nhận Ouroboros như biểu tượng thần bí của họ.

Vậy tại sao sinh vật thần thoại này được chọn để đại diện cho giao thức đồng thuận bằng chứng cổ phần-giao thức nền tảng cho Cardano? Trong ngữ cảnh này, Ouroboros đại diện cho khả năng phát triển vô hạn, và khả năng mở rộng của blockchain, và, giao thức cũng tự cung cấp cho nó các (thông tin) từ các epoch trước cho tính ngẫu nhiên được sử dụng trong epoch hiện tại. Việc này được gọi là “tự ăn đuôi của chính nó”, như hình ảnh đại diện của Ouroboros.

Thông điệp trung tâm của Ouroboros là mang đến những cơ hội lớn hơn cho thế giới, và gìn giữ nó thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng.

Điều gì giúp Ouroboros độc đáo?

Ouroboros có thể được chứng minh là giao thức blockchain bằng chứng cổ phần an toàn đầu tiên. Nói cách khác, Ouroboros cung cấp khả năng bảo mật có thể xác minh bằng toán học chống lại những kẻ tấn công. Giao thức được đảm bảo là an toàn, chừng nào 51% cổ phần được nắm giữ bởi những người tham gia trung thực.

Ouroboros nhận ra cái được gọi là “sự đồng thuận kiểu Nakamoto” dựa trên bằng chứng cổ phần. Điều này mang lại sự mạnh mẽ như của Bitcoin nhưng đảm bảo hiệu quả năng lượng đáng kể, tốc độ cao hơn và cơ chế thưởng công bằng. Giao thức cũng đảm bảo an ninh chống lại các cuộc tấn công mạng và có một cơ chế lý thuyết trò chơi chặt chẽ được thiết kế để ngăn cản sự độc quyền.

Các nâng cấp của Ouroboros đều suôn sẻ nhờ công nghệ tổ hợp hard-fork, không gây gián đoạn cho người dùng. Đã có một vài "hương thơm"(thành quả) của Ouroboros, được phát hành trong các giai đoạn.

Đây chỉ là tổng quan cấp độ cao về giao thức của Cardano. Để biết thêm thông tin về Ouroboros, hãy truy cập trang thư viện nghiên cứu của IOG.

EUTXO

Cardano sử dụng một mô hình kế toán Đầu ra Giao dịch Chưa Chi tiêu Mở rộng (EUTXO) cải tiến để hỗ trợ đa tài sản và hợp đồng thông minh.

Hợp đồng thông minh là các thỏa thuận kỹ thuật số, được viết bằng code, có thể được thực thi mà không cần bên trung gian sau khi các điều kiện nhất định được đảm bảo. Các hợp đồng thông minh làm cho các token không thể thay thế (NFT) và các ứng dụng tài chính phi tập trung trở nên khả thi.

Xây dựng dựa trên mô hình UTXO của Bitcoin, mô hình EUTXO cung cấp một môi trường an toàn và linh hoạt để xử lý nhiều hoạt động mà không bị lỗi hệ thống. Mô hình này cung cấp khả năng mở rộng và quyền riêng tư tốt hơn, cũng như logic giao dịch đơn giản hơn, vì mỗi UTXO chỉ có thể được sử dụng toàn bộ trong 1 lần, điều này làm cho việc xác minh giao dịch trở nên đơn giản hơn nhiều.

EUTXO cung cấp những lợi thế độc đáo so với các mô hình kế toán khác. Việc xác thực giao dịch thành công hay thất bại chỉ phụ thuộc vào bản thân giao dịch và các đầu vào của nó, không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác trên blockchain. Vì vậy, tính hợp lệ của giao dịch có thể được kiểm tra ngoài chuỗi, trước khi giao dịch được gửi đến blockchain. Một giao dịch vẫn có thể thất bại nếu một số giao dịch khác đồng thời sử dụng 1 đầu vào mà giao dịch đang mong đợi, nhưng nếu tất cả các đầu vào vẫn có mặt, giao dịch được đảm bảo thành công.

Khả năng tương tác

Khả năng tương tác là nói về hai hoặc nhiều blockchain tương tác để di chuyển tài sản và dữ liệu qua lại. Điều này thường đạt được bằng cơ chế hai chiều được gọi là các cầu nối.

Các chuỗi tương tác có thể theo mối quan hệ đối xứng hoặc bất đối xứng. Hai mainchain(chuỗi chính) tương tác với nhau (ví dụ như Ethereum và Cardano) tạo thành trường hợp đối xứng. Một mainchain(chuỗi chính) và một sidechain (chuỗi phụ) tương thích với nhau tạo thành trường hợp bất đối xứng.

Trong trường hợp đối xứng, nếu một chuỗi chết, thì chuỗi kia không bị ảnh hưởng. Tình hình sẽ khác với trường hợp không đối xứng, vì sidechain phụ thuộc vào mainchain, chứ không phải ngược lại. Nếu sidechain chết hoặc bị xâm hại, đặc tính tường lửa thường bảo vệ mainchain khỏi những nguy hại. Tuy nhiên, nếu mainchain bị xâm hại, sidechain thường sẽ không thể hoạt động an toàn nữa. Tuy nhiên, hậu quả chính xác phụ thuộc vào bản chất của sự phụ thuộc của sidechain vào mainchain.

Blockchain chính và các thuộc tính của nó (như thông lượng và mở rộng) đại diện cho lớp 1. Sidechains và các giải pháp ngoài chuỗi (như ZK-rollups) chạy độc lập cùng với blockchain chính được xem như giải pháp lớp 2.

Sidechains

Sidechains mang lại hai lợi ích ngay lập tức cho mạng lưới:

  1. Dễ dàng bổ sung các tính năng mới; và
  2. Khả năng mở rộng

Các tính năng mới

Việc bổ sung các sidechains cho phép các nhà phát triển blockchain thêm các tính năng mới vào mạng lưới mà không mang đến các rủi ro bảo mật bổ sung. Các tính năng được bổ sung này mở ra khả năng cho các nhà phát triển trong việc xây dựng trên mạng lưới để khám phá các trường hợp sử dụng mới.

Ngoài ra, các sidechains có thể kế thừa một số (hoặc tất cả) các tính năng (mô hình sổ cái, cơ chế đồng thuận,…) từ chuỗi mẹ của chúng và ghép nối chúng với các tính năng có thể không tồn tại trên chuỗi chính. Ví dụ, một sidechain có thể kết hợp các mô hình bảo mật, giao thức đồng thuận hoặc mô hình quản trị khác nhau để tạo ra một blockchain hoàn toàn mới có thể tương tác với các mạng lưới blockchain khác.

Sidechain EVM là một sidechain Cardano - hiện đang được tiến hành - sidechain này sẽ cho phép các nhà phát triển Solidity DApps và EVM xây dựng trên nền tảng Cardano. Bằng cách này, các nhà phát triển có thể dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận tới cộng đồng cho Cardano và hưởng lợi từ các khả năng hiện có của blockchain.

Khả năng Mở rộng

Sidechains cho phép mức độ linh hoạt và khả năng mở rộng cao. Ví dụ, một blockchain có thể tạo ra một loạt các sidechains và “ủy quyền” xử lý công việc cho chúng để tăng thông lượng. Hãy nghĩ rằng việc này giống như việc người quản lý giao nhiệm vụ cho các nhân viên khác để có thể đồng thời làm được nhiều việc hơn.

Sidechains có một nhược điểm là: trong hầu hết các trường hợp, chúng không được vận hành bởi các node giống nhau hoặc mạng lưới như chuỗi chính, tức nghĩa là các node sidechain sẽ cần phải tin tưởng vào mô hình bảo mật của sidechain. Tuy nhiên, sidechain EVM sẽ triển khai một sidechain thừa hưởng mô hình bảo mật của Cardano.

Hydra

Hydra là một giải pháp lớp 2 cho Cardano. Nó không phải là một giao thức đơn lẻ, mà là một họ các giao thức lớp 2 được thiết kế để giải quyết khả năng mở rộng và bảo mật mạng lưới. Là một phần của giai đoạn phát triển Basho, Hydra tập trung vào các cải tiến và tối ưu hóa mạng lưới ổn định để thiết lập một blockchain có thể mở rộng, linh hoạt và thông lượng cao. Bộ giao thức Hydra bao gồm giao thức Hydra Head, Interhead Hydra, Hydra Tail,…

Giao thức Hydra Head là giao thức đầu tiên trong bộ (giao thức Hydra) và là 1 thành phần quan trọng trong hành trình mở rộng quy mô của Cardano. Nó cung cấp nền tảng để xây dựng các giải pháp khả năng mở rộng tiên tiến và sẽ là thành phần đầu tiên được cung cấp trong khi nghiên cứu về các giải pháp khác được hoàn thành.

Hydra Heads là các kênh đa bên tương tự nhau và tạo thành các đường dẫn giao tiếp ngoài chuỗi nhanh chóng và an toàn giữa hai hoặc nhiều người tham gia để xử lý giao dịch. Tương tự nhau nghĩa là kênh này hoạt động giống như chuỗi chính, nhưng hoạt động nhanh hơn và rẻ hơn do phạm vi cục bộ của nó. Nó rất giống với Bitcoin Lightning, nhưng mở rộng chuỗi chính một cách nhẹ nhàng với các sổ cái mini EUTXO đầy đủ khả năng để xếp các giải pháp phức tạp hơn lên trên. Các trường hợp sử dụng của Hydra Head cơ bản bao gồm chuyển khoản cá nhân từ ngân hàng sang ngân hàng để xử lý nhiều giao dịch giữa 2 hoặc nhiều đối tượng, dịch vụ API trả cho mỗi lần sử dụng để thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ đám mây riêng ảo cho các tài nguyên, đấu giá giữa người bán và một số người nhà thầu…

Công nghệ này cũng có thể tạo ra các giải pháp lớp 2 tiên tiến, bao gồm mạng lưới Hydra Heads hỗ trợ thanh toán từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng nhanh và rẻ, hoặc Interhead Hydra, có thể giới thiệu khả năng mở rộng hợp đồng thông minh liền mạch.

Mithril

Mithril là một nỗ lực nghiên cứu và kỹ thuật do IOG thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả và tốc độ đồng bộ hóa dữ liệu, khởi động trạng thái và các vấn đề về sự tin tưởng trong các ứng dụng blockchain. Là một phần của giai đoạn phát triển Basho, Mithril hiện đang được phát triển để áp dụng như một giao thức trên Cardano.

Đồng bộ hóa dữ liệu và khởi động trạng thái là không thể thiếu để đảm bảo tính chính xác của các hoạt động trên blockchain. Đối với một số thông điệp hoặc hành động nhất định, điều quan trọng là một số lượng các cổ đông cụ thể phải cung cấp chữ ký mật mã của họ.

Đối với trường hợp cơ sở, chúng tôi chuyển từ số lượng tuyến tính những người tham gia (không có Mithril) sang số logarit (với Mithril), hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là số lượng người tham gia cần đồng ý về hoạt động càng cao thì việc tổng hợp hiệu quả chữ ký của họ càng trở nên phức tạp. Trong một kịch bản cơ sở, để giả định một chữ ký nói cho đa số các cổ đông, mỗi cổ đông cần phải ký vào thông điệp cá nhân thích hợp. Điều này dẫn đến sự chậm trễ về khả năng mở rộng và tốc độ.

Mithril đã được thiết kế để giải quyết những vấn đề này và đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu và trạng thái hiệu quả trong khi vẫn duy trì các cài đặt bảo mật nghiêm ngặt. Nói một cách đơn giản, Mithril cho phép nhiều ứng dụng khác nhau hoạt động nhanh hơn trên blockchain. Tập hợp của Mithril không yêu cầu người ký phối hợp với những người ký khác để tạo ra chữ ký: họ có thể ký độc lập và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện tổng hợp, ngay cả ở thời điểm sau đó. Sơ đồ chữ ký cũng cho phép các cổ đông khác nhau chỉ xác nhận một điểm kiểm tra nhất định của chuỗi (trong đó “điểm kiểm tra” là trạng thái của chuỗi tại một thời điểm nào đó, cộng với các bằng chứng Mithril để hỗ trợ điều đó) mà không cần xem qua toàn bộ lịch sử giao dịch của trạng thái nhất định. Điều này dẫn đến khởi động trạng thái chuỗi nhanh.

Nhìn chung, giao thức này cũng có lợi cho các ứng dụng khách hàng nhẹ như ví nhẹ cần hoạt động nhanh mà không cần đồng bộ hóa chuỗi đầy đủ. Chữ ký Mithril cũng có thể hữu ích cho việc xác minh kiểm đếm mức nhẹ hoặc ra quyết định quản trị tiền mã hóa. Khi được áp dụng cho các máy khách node đầy đủ như Daedalus, Mithril có thể tăng cường đồng bộ hóa dữ liệu node đầy đủ, đảm bảo tốc độ và giảm mức tiêu thụ tài nguyên.

DApp Store

Kể từ hard fork Alonzo vào 09/ 2021, Cardano cung cấp một môi trường blockchain để hỗ trợ các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (DApps). “DApp Store” - hiện đang được phát triển - sẽ là một cổng vào hệ sinh thái DApp trên Cardano.

Đối với các nhà phát triển, DApp Store sẽ cung cấp một con đường để xây dựng nhận thức về sản phẩm và thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng, đồng thời là một cách để thiết lập tính hợp pháp và xây dựng danh tiếng của DApps của họ.

Đối với người dùng cuối, DApp Store sẽ là điểm dừng chính, điểm tiếp xúc chính với nhiều sản phẩm blockchain và là con đường dẫn đến việc khám phá các trường hợp sử dụng và khả năng mới được cung cấp bởi DApps. DApp Store sẽ cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào hệ sinh thái thông qua một giao diện dễ sử dụng. Người dùng cuối sẽ được trang bị tất cả thông tin về các dịch vụ DApp, bao gồm mức độ đảm bảo bảo mật của các DApps được chứng nhận, và số liệu thống kê sử dụng để giúp họ đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Tổ hợp Hard fork

Hard fork có xu hướng là các sự kiện “đau đớn” mà tại đó blockchain phân tách (“forks”), làm cho blockchain “cũ” vô hiệu, cùng với lịch sử giao dịch, giao thức,…của nó.

Bộ tổ hợp hard fork là một công nghệ mã nguồn mở, được thiết kế bởi IOG, thay vì loại bỏ dữ liệu cũ, nó kết hợp hai giao thức thành một giao thức duy nhất. Chúng tôi gọi đây là sự kết hợp tuần tự của hai giao thức bởi vì nó chạy giao thức đầu tiên trong một thời gian và tại một số điểm, nó chuyển sang giao thức thứ hai. Chuỗi Cardano hiện tại kết hợp các khối của các giai đoạn phát triển sau: Byron, Shelley, Allegra, Mary và Alonzo. Trong tương lai sau khi chuyển đổi, nó cũng sẽ kết hợp các blocks của Goguen, Basho và Voltaire - tất cả đều là một thuộc tính duy nhất.

Chúng tôi đã sử dụng thành công công nghệ này cho tất cả các hard fork mà Cardano đã trải qua (ngoại trừ lần đầu tiên, khi Cardano chuyển từ Ouroboros Classic sang Ouroboros BFT.)

Ngôn ngữ lập trình

Haskell

Cardano được viết bằng Haskell, một ngôn ngữ chức năng nhấn mạnh các chức năng “thuần túy”. Đó là, các hàm tạo ra cùng một kết quả cho cùng một đầu vào.

Haskell đặc biệt phù hợp với code bảo đảm cao của Cardano và nhu cầu xác minh chính thức hơn trong blockchain. Cardano hướng đến mục tiêu trở thành một hệ thống tài chính và xã hội toàn cầu, đòi hỏi mức độ tin cậy và xác minh rất cao.

Nhiều công ty khác sử dụng Haskell, cả vì tính chất bảo mật và bản chất chức năng thuần túy của nó. Các công ty nổi tiếng như Oracle và Facebook sử dụng Haskell cho nghiên cứu và quảng cáo blockchain, trong khi các công ty ít được biết đến hơn như Atos IT và Jotron sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng cho ngành hàng không vũ trụ.

Plutus

Plutus là ngôn ngữ hợp đồng thông minh gốc của Cardano. Các hợp đồng thông minh Plutus là các chương trình Haskell hiệu quả.

Plutus rút ra từ nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại để cung cấp một môi trường lập trình full-stack, an toàn dựa trên Haskell, ngôn ngữ lập trình thuần chức năng hàng đầu. Bằng cách sử dụng Plutus, người dùng có thể tự tin vào việc thực thi đúng các hợp đồng thông minh của họ.

Xem video cập nhật Plutus mới nhất.

Marlowe

Marlowe là một ngôn ngữ dành riêng cho tên miền (DSL) để viết và thực hiện các hợp đồng tài chính.

Các hợp đồng Marlowe được tối ưu hóa cho các giao dịch tài chính, các nền tảng phát triển và đảm bảo việc theo dấu nhanh cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để xây dựng chuyên môn về hợp đồng thông minh và công nghệ blockchain.

Marlowe cung cấp một bộ sản phẩm cho cộng đồng sẽ thúc đẩy việc áp dụng Cardano trong lĩnh vực tài chính. Marlowe tạo ra một cách cụ thể cho blockchain để tái tạo các quy trình quan trọng trong các dịch vụ tài chính bằng cách làm cho việc phát triển hợp đồng thông minh dễ dàng hơn cho các nhà phát triển trong ngành công nghiệp này.

Marlowe cũng hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho các khả năng đổi mới tài chính mới và trở thành công nghệ cung cấp năng lượng cho một loạt các dịch vụ tài chính dựa trên hợp đồng thông minh.

So sánh chuỗi

Cardano khác với Bitcoin như thế nào?

Cardano và Bitcoin có một số khác biệt cơ bản về thiết kế, mục đích và khả năng sử dụng.

Cardano sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (proof-of-stake), trong khi Bitcoin dựa vào bằng chứng công việc (proof of work) để đào các đồng coin mới và thêm các block vào chuỗi. Về chức năng, Bitcoin được thiết kế để chuyển tiền kỹ thuật số theo kiểu phi tập trung, ngang hàng. Mặt khác, Cardano hỗ trợ nhiều chức năng hơn. Cardano có thể xử lý các hợp đồng thông minh, token tùy chỉnh và các ứng dụng phi tập trung (DApps).

Một điểm khác biệt chính khác giữa Cardano và Bitcoin là việc sử dụng năng lượng. Thiết kế bằng chứng công việc của Bitcoin tiêu thụ lượng năng lượng khổng lồ, lên tới 204.50 Terawatts/ giờ. Cardano thân thiện hơn với môi trường. Charles Hoskinson ước tính rằng mức tiêu thụ điện của Cardano bằng khoảng 0.01% của Bitcoin.

Cardano khác với Ethereum như thế nào?

Cardano khác với Ethereum ở những điểm cơ bản.

Cardano là một blockchain bằng chứng cổ phần, trong khi Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc. Điều này mang lại cho Cardano một số lợi thế chính, bao gồm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn nhiều (Cardano được biết đến như một blockchain xanh). Ethereum gần đây đã quyết định làm theo cách tiếp cận của Cardano và chuyển sang PoS. Sự chuyển đổi này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2022, theo các nguồn Ethereum.

Ngoài ra, Cardano hỗ trợ token báo tùy chỉnh một cách tự nhiên mà không cần hợp đồng thông minh. Ethereum cũng hỗ trợ token tùy chỉnh, nhưng yêu cầu hợp đồng thông minh, điều này làm tăng thêm một lớp phức tạp và khả năng xảy ra lỗi. Trong Cardano, sổ cái xử lý tất cả các chức năng của token.

Một điểm khác biệt cơ bản khác là mô hình kế toán. Cardano có mô hình đầu ra giao dịch chưa chi tiêu mở rộng (EUTXO). Ethereum sử dụng mô hình sổ cái dựa trên tài khoản. Điều này có ý nghĩa vì nhiều lý do. Ví dụ: mô hình của Cardano cho phép xác minh giao dịch đơn giản hơn vì mỗi UTXO riêng lẻ chỉ có thể được sử dụng một lần và toàn bộ. Logic giao dịch của Ethereum phức tạp hơn, vì mỗi giao dịch riêng lẻ cập nhật trạng thái toàn cầu của chuỗi. Bởi vì các giao dịch của Ethereum được xử lý tuần tự, khó thực hiện song song, gây tổn hại đến thông lượng.

Mô hình kế toán EUTXO của Cardano là xác định, có nghĩa là các giao dịch có thể được xác thực trước. Phí và kết quả giao dịch có thể dự đoán được. Ngoài ra, nếu một giao dịch thất bại trong quá trình xác thực giai đoạn 1, phí sẽ không bị mất. Đây không phải là trường hợp trong một mô hình dựa trên tài khoản như Ethereum, nơi người dùng sẽ mất tất cả các khoản phí đã trả trong cùng một kịch bản.

Cardano khác với Polkadot như thế nào?

Cardano và Polkadot có chung một điểm khởi đầu: giải quyết một số thiếu sót vốn có trong thiết kế của Ethereum, bao gồm tắc nghẽn mạng thường xuyên, phí gas cao, kết quả giao dịch không thể đoán trước,…

Tuy nhiên, các con đường “tiến hóa” của các chuỗi khác nhau vì cả hai chuỗi khác nhau về cơ bản, bắt đầu từ cơ chế đồng thuận của chúng. Cardano sử dụng bằng chứng cổ phần, trong khi Polkadot dựa trên một biến thể của hệ thống này, được gọi là Bằng chứng cổ phần được đề cử, được thiết kế với vai trò của người xác thực và người đề cử để tối đa hóa bảo mật chuỗi. Trình xác thực tạo ra các block mới, xác thực các block parachain và đảm bảo tính cuối cùng. Những người đề cử có thể chọn ủng hộ những người xác thực đã chọn với số tiền đặt cọc của họ. Những người đề cử có thể phê duyệt các ứng cử viên mà họ tin tưởng và hỗ trợ họ bằng token của họ. Trên thực tế, thiết kế của Polkadot đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Cardano.

Một sự khác biệt cơ bản khác là trong kiến trúc của chuỗi. Thiết kế của Cardano bao gồm ba lớp (đồng thuận, sổ cái và mạng lưới), trong khi kiến trúc của Polkadot được neo trên một lớp duy nhất, Chuỗi chuyển tiếp.

Cardano khác với Solana như thế nào?

Có một số điểm tương đồng giữa Cardano và Solana, và các phương tiện truyền thông thường gọi cả hai chuỗi là “đối thủ” trực tiếp. Ví dụ: cả hai chuỗi đều sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần, nhưng Solana bổ sung một công nghệ được gọi là bằng chứng lịch sử, nơi mà sự đồng thuận đạt được bằng cách xác thực chênh lệch thời gian giữa hai sự kiện trên blockchain. Bằng chứng lịch sử cho phép dấu thời gian được xây dựng trên chính blockchain (thay vì dựa vào các chương trình ngoài chuỗi để tính toán thời gian, giống như Ethereum). Công nghệ Bằng chứng lịch sử (Proof-of-history) đạt được thông qua Chức năng độ trễ có thể xác minh được (VDF).

Nhưng trái ngược hoàn toàn với Cardano, blockchain Solana không phi tập trung như vậy. Đã có báo cáo rằng gần 50% tất cả các token của Solana thuộc sở hữu của các tổ chức đầu tư mạo hiểm, các nhà phát triển blockchain và công ty Solana Labs. Ngoài ra, Solana Foundation hiện là tổ chức duy nhất có thể thêm các block mới vào chuỗi.

Một đặc điểm nổi tiếng khác của blockchain Solana là yêu cầu phần cứng khá tốn kém để chạy một node xác thực. Các node của Cardano có thể chạy hiệu quả với thông số kỹ thuật phần cứng thấp hơn nhiều.

Cardano cung cấp tính năng stake mà không bị slashing(), do đó, không có rủi ro mất tiền đối với những người được ủy quyền. Ngược lại, hệ thống ủy quyền của Solana liên quan đến việc Slashing, vì vậy những người được ủy quyền có thể bị mất tiền.
()Slashing: quá trình “kỷ luật” hoặc “xử phạt” những người xác nhận vi phạm quy tắc Stake tiền mã hóa.

Sức mạnh và khả năng phục hồi của Cardano nằm ở các nguyên tắc thiết kế và nghiên cứu được đánh giá ngang hàng.

Cardano khác với Algorand như thế nào?

Cardano và Algorand có một số điểm tương đồng.

Cả hai đều được hỗ trợ bởi nghiên cứu học thuật mạnh mẽ (Algorand được thành lập bởi một giáo sư MIT và người đoạt giải Turing), và cả hai đều nhấn mạnh tính phi tập trung như một nguyên lý cốt lõi.

Cardano và Algorand vận hành các giao thức đồng thuận Proof-of-stake (bằng chứng cổ phần), có nghĩa là hiệu quả năng lượng tốt hơn đáng kể và thời gian giao dịch nhanh hơn so với các chuỗi Proof-Of-Work (bằng chứng công việc) như Ethereum hoặc Bitcoin. Nhưng mỗi chuỗi sử dụng một triển khai khác nhau của cơ chế đồng thuận. Algorand triển khai cái mà nó gọi là Bằng chứng cổ phần thuần túy (PPoS), chọn ngẫu nhiên một chủ sở hữu Token làm nhà sản xuất khối tiếp theo. Sau đó, khối cần được phê duyệt bởi 1.000 trình xác thực trước khi được thêm vào chuỗi. Cardano sử dụng Ouroboros, cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần an toàn đầu tiên có thể chứng minh được.

Cardano được viết bằng Haskell (với Plutus là ngôn ngữ kịch bản), trong khi Algorand sử dụng JavaScript, Python, Java và Go.

Cả hai chuỗi cũng khác nhau về kiến trúc cốt lõi của chúng: Algorand có hai lớp, trong khi Cardano sử dụng ba lớp.

Về các Token không thể thay thế (NFT), người dùng Algorand có thể tạo NFT bằng hệ thống được tích hợp trong giao thức mà không cần hợp đồng thông minh. Người dùng Cardano có thể tạo NFT theo nhiều cách khác nhau.

Khía cạnh tài chính

Token ada: định nghĩa và chức năng

Ada (nhà văn và nhà toán học người Anh từ thế kỷ 19 Ada Lovelace) là loại tiền kỹ thuật số gốc của Cardano. Nó là phương tiện duy nhất để thanh toán cho các giao dịch trên chuỗi khối Cardano. Các quy tắc sổ cái chính thức xác định tác động của các giao dịch sổ cái này, tạo ra một bản ghi bất biến và có thể kiểm chứng độc lập, theo dõi chuyển động của ada và các tài sản khác theo thời gian. Các giao dịch được ủy quyền bằng cách sử dụng các khóa mật mã an toàn thuộc sở hữu của chủ sở hữu ada.

Như được mô tả bên dưới, những người nắm giữ ada có thể chọn stake vào việc nắm giữ ada của họ để tham gia vào cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần của Ouroboros, cơ chế xác định cách các giao dịch được đưa vào các khối Cardano liên tiếp. Họ nhận được phần thưởng cho việc này tương ứng với cổ phần đã được ủy quyền. Ngoài ra, ada cho phép chủ sở hữu:

  • Tham gia vào các hoạt động quản trị, bao gồm bỏ phiếu cho các đề xuất hệ sinh thái Catalyst
  • Thanh toán chi phí tạo và chuyển giao tài sản, chẳng hạn như Token không thể thay thế (NFT)
  • Thanh toán chi phí sử dụng hợp đồng thông minh
  • Trả chi phí ghi dữ liệu trên blockchain
  • Chuyển Token ada cho người dùng khác

1 ada được chia thành 1,000,000 lovelace.

Staking

Là một chuỗi khối phi tập trung hoàn toàn, một mạng lưới lớn các stake pool Cardano tạo ra 100% khối. Các nhóm này thu thập ada đã được ủy quyền (“staked”) bởi những người nắm giữ ada, kiếm phần thưởng dựa trên các khối mà nhóm đóng góp vào chuỗi.

Cứ sau 5 ngày (một epoch Cardano), Ouroboros chọn một số Pool nhất định để thêm các khối vào chuỗi, tương ứng với ada được nắm giữ bởi mỗi Pool. Vào cuối kỷ nguyên, phần thưởng tạo khối được trao cho các Pool đã được chọn và đã tạo thành công các khối được chỉ định của họ. Những phần thưởng này được phân phối giữa những người nắm giữ ada đã đặt cược cho ada của họ cũng như người vận hành Pool và đóng góp vào việc duy trì, phát triển và bền vững của Pool.

Vì cơ hội Pool được chọn để tạo khối tăng lên dựa trên số lượng ada được ủy quyền cho nó, điều quan trọng là Pool phải thu hút càng nhiều người ủy quyền càng tốt, cho đến khi Pool trở nên ‘bão hòa’. Khi Pool đã bão hòa, nó đã đạt đến mức hoàn vốn đầu tư (ROI) cao nhất cho những người được ủy quyền. Bất kỳ ada nào được ủy quyền cho một Pool bão hòa sẽ làm loãng phần thưởng cho những người được ủy quyền khác, làm giảm ROI. Thuộc tính bão hòa được thiết kế để tránh việc tạo khối chiếm ưu thế trong một Pool duy nhất, khuyến khích ada đặt cược được phân phối giữa nhiều Pool, không bão hòa.

Hãy xem hướng dẫn Staking này để biết thêm thông tin.

RealFi

Định danh là trung tâm của mọi thứ mà một chuỗi khối có thể làm. Các giải pháp nhận dạng chuỗi khối cho phép người tham gia xây dựng trái phiếu và truy cập các dịch vụ thiết yếu.

Cardano tích hợp định danh phi tập trung để mở ra một loạt cơ hội và tính toàn diện hoàn toàn mới kết hợp với RealFi – Tài chính thực nhắm vào những người thực sự cần những cách mới để tiếp cận tài chính, tạo ra giá trị thực thường bị thiếu trong DeFi.

RealFi là một hệ sinh thái gồm các sản phẩm giúp loại bỏ các rào cản giữa các hoạt động kinh tế trong thế giới thực để cung cấp khả năng tiếp cận nhiều hơn và các sản phẩm tài chính/tín dụng rẻ hơn cho người dùng thực.

Daedalus

Daedalus là ví máy tính để bàn có phân cấp xác định (HD) đầy đủ node dành cho ada.

Daedalus đi kèm với một node Cardano đầy đủ, do đó, yêu cầu máy tính để bàn có thông số kỹ thuật tương đối cao để có hiệu suất tốt. Ví lưu trữ toàn bộ lịch sử của chuỗi khối Cardano và xác thực tất cả các khối và giao dịch để hoạt động hoàn toàn tự chủ và không tin cậy.

Yoroi

Yoroi là ví nhẹ dành cho ada chạy dưới dạng tiện ích mở rộng của trình duyệt. Nó kết nối với một node Cardano đầy đủ được lưu trữ bởi bên thứ ba (Emurgo).

Yoroi cho phép thiết lập ban đầu ngay lập tức, cộng với thao tác nhanh chóng và dễ dàng với việc sử dụng tài nguyên hệ thống ở mức tối thiểu. Nó cũng có sẵn như là một ứng dụng di động.

Ví “lạnh”

Daedalus hỗ trợ nhiều loại ví lạnh để giữ an toàn cho ada.

  • Ledger Nano X
  • Ledger Nano S
  • Trezor model T

Các ví tương thích khác

Cardano tự hào về một cộng đồng nhà phát triển thịnh vượng và rất tích cực đã phát triển một số ví tương thích. Bao gồm:

Quản trị

(Hệ thống) “dân chủ đại diện”

Một trong những trụ cột chính cho khả năng tồn tại của Cardano là sự tham gia và tương tác tích cực của cộng đồng. Điều này đòi hỏi một cơ chế quản trị hiệu quả. Sử dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại, thiết lập các tiêu chuẩn cao để đưa ra quyết định hiệu quả, IOG cung cấp cho cộng đồng Cardano các cơ chế và quy trình con người cần thiết để giúp quyết định & xây dựng tương lai của Cardano.

IOG có kế hoạch thực hiện điều này thông qua hệ thống dân chủ Liquid tuyệt đối - ra quyết định tập thể thông qua sự tham gia trực tiếp và đại diện năng động.

Dân chủ đại diện là một khái niệm về hệ thống quản trị hỗn hợp nằm giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Chủ sở hữu Ada có thể chọn bỏ phiếu trực tiếp hoặc ủy quyền phiếu bầu của họ cho các chuyên gia domain được gọi là Đại diện ủy quyền (dReps_)_. Hệ thống dân chủ này đóng một vai trò quan trọng trong sự bền vững lâu dài của Cardano với tư cách là một hệ thống chuỗi khối công khai.

Hệ thống dân chủ đại diện cũng liên quan đến lợi ích stake. Cơ chế ủy quyền của Cardano dựa trên hệ thống dân chủ đại diện, có nghĩa là ada đã stake không bao giờ bị khóa và có thể được sử dụng bất cứ lúc nào. Các nền tảng khác sử dụng giao thức của bên thứ ba để tạo thanh khoản cho các token đã stake, điều này có khả năng gây ra các vấn đề về bảo mật.

Dự án Catalyst

Catalyst là một chương trình cho phép chủ sở hữu ada bỏ phiếu trực tiếp và phân bổ tiền từ Ngân khố Cardano cho các dự án khởi nghiệp xây dựng ứng dụng, công cụ và sản phẩm cho Cardano.

Catalyst mang lại khả năng quản trị cho Cardano bằng cách cho phép cộng đồng tự xác định các ưu tiên phát triển.

Để làm điều này, Dự án Catalyst được chia thành một loạt quỹ, được triển khai khoảng mười hai tuần một lần. Các quỹ này được sử dụng để khuyến khích các ý tưởng dưới dạng đề xuất từ những người tham gia. Mỗi đề xuất tập trung vào một thách thức do nhóm dự án Catalyst hoặc cộng đồng dự án Catalyst đưa ra. Sau đó, các đề xuất sẽ trải qua quy trình sàng lọc của cộng đồng, nơi chúng được một nhóm cố vấn cộng đồng khuyến khích xem xét về tính khả thi, khả năng kiểm toán và tác động. Khi các đề xuất đã được hoàn thiện, chúng sẽ được cộng đồng bình chọn và quỹ ada sẽ được phân phối cho các dự án thành công.

Catalyst cho phép mọi người nhận ra những ý tưởng tuyệt vời và thực hiện chúng, nhưng tài trợ chỉ là một phần của hành trình hướng tới thành công. Các yếu tố khác, chẳng hạn như giáo dục, cố vấn, hợp tác và phát triển lộ trình sản phẩm cũng cần thiết để nuôi dưỡng các dự án và giúp họ chính thức hóa một kế hoạch kinh doanh và chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.

Catalyst Circle và sự tham gia của cộng đồng

Catalyst Circle là một “mảng cảm biến con người” đóng vai trò là cơ quan đại diện cho tất cả các nhóm khác nhau tham gia Dự án Catalyst. Circle giám sát trạng thái hiện tại và các kế hoạch tương lai liên quan đến quản trị trong Catalyst. Nó phát hiện và thảo luận về các mối quan tâm, phản đối và cơ hội phát sinh trong hệ sinh thái Catalyst. Circle có thể thảo luận, ví dụ như, định nghĩa về số tiền được phân bổ cho các thách thức Tài trợ cho Quỹ; những thay đổi hoặc điều kiện đối với các thông số khuyến khích; API Catalyst,…

Bằng cách ghi lại các cuộc họp và ghi lại các hành động trong một hồ sơ tồn đọng mà tất cả mọi người đều có thể truy cập được, hoạt động này cung cấp cái nhìn về những hy vọng, mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của cộng đồng trong dự án Catalyst. Circle cũng chịu trách nhiệm xác định hình dạng tương lai của chính nó và xác định các quy trình bầu chọn cho Circle v3.

Circle tồn tại để hoàn thành bốn mục tiêu chính:

  • tạo điều kiện giao tiếp giữa các nhóm chức năng khác nhau
  • cung cấp cảnh báo khi các giới hạn bị vượt qua trong một nhóm nhất định
  • đề xuất các cải tiến về kế hoạch và quy trình định hình dự án Catalyst
  • xác định quy trình bầu cử cho các Circle sắp tới

Ngoài Catalyst, còn có rất nhiều ví dụ về các sáng kiến quản trị do cộng đồng lãnh đạo. Một ví dụ điển hình là Liên minh Cardano DeFi. Liên minh Cardano DeFi gồm các dự án với sứ mệnh chính là chuẩn hóa các phương pháp hay nhất của Plutus và Cardano trong hệ sinh thái Cardano. Nó nhằm mục đích thúc đẩy khả năng kết hợp trên các giao thức Cardano DeFi. Liên minh DeFi cung cấp một khuôn khổ cho các nhóm phát triển giao thức Plutus, những người tập trung vào việc hợp tác giải quyết các vấn đề chính và phát triển chiến lược của họ.

Hệ sinh thái của Cardano cũng khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng. Chương trình đề xuất cải tiến Cardano (“CIP”) cho phép chủ sở hữu ada và các bên thứ ba khác xây dựng các ứng dụng trên chuỗi khối Cardano. CIP mô tả các tiêu chuẩn và quy trình, đồng thời cung cấp các hướng dẫn và thông tin chung cho cộng đồng Cardano. Đó là một quy trình giao tiếp kỹ thuật, chính thức tồn tại ngoài chuỗi.

Định danh kỹ thuật số

Atala PRISM

Dịnh danh là chìa khóa để truy cập vào một loạt các dịch vụ công cộng và tư nhân. Từ việc mở tài khoản ngân hàng đến vay tiền hoặc lấy bằng lái xe, tiếp cận giáo dục, v.v., nhu cầu chứng minh cho người khác thấy chúng ta là ai hầu như có mặt khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày.

Atala PRISM là giải pháp nhận dạng phi tập trung của IOG. Nó cho phép mọi người sở hữu dữ liệu cá nhân của họ và tương tác với các tổ chức một cách liền mạch, riêng tư và an toàn. Truy cập trang web Atala PRISM để biết thêm thông tin.

Cộng đồng

Các Stake pool

Stake Pool là một nút mạng nắm giữ ada (‘stake’) kết hợp của một số người được ủy quyền. Stake Pool mang lại phần thưởng cho những người nắm giữ ada chọn ủy quyền ada của họ cho Pool đó. Stake Pool được sử dụng để đảm bảo rằng mọi người đều có thể tham gia vào Chuỗi khối Cardano, bất kể kinh nghiệm kỹ thuật hoặc khả năng sẵn có để duy trì hoạt động của một nút. Các Stake Pool này tập trung vào việc bảo trì và nắm giữ cổ phần kết hợp của các bên liên quan khác nhau trong một thực thể duy nhất. Stake Pool chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch sẽ được đưa vào sổ cái, cũng như tạo ra các khối mới.

Stake Pool có thể là công khai hoặc riêng tư. Bất kỳ người dùng Cardano nào cũng có thể ủy quyền ada cho các pool công cộng. Tuy nhiên, những Stake Pool tư nhân chỉ mang lại phần thưởng cho chủ sở hữu của chúng.

Truy cập trang này để biết thêm thông tin về Stake Pool.

Các sáng kiến giáo dục

Giáo dục là trung tâm của sứ mệnh Cardano. Đó là lý do tại sao IOG, Cardano Foundation, Emurgo và những người tham gia Cadano khác đều cam kết nâng cao kỹ năng cho các nhà phát triển để xây dựng trên chuỗi khối Cardano.

Thông qua hoạt động tiếp cận giáo dục này, cộng đồng Cardano đang được trang bị những kỹ năng thiết yếu mà họ cần để xây dựng trên Cardano. Một cộng đồng được trao quyền có nghĩa là một hệ sinh thái mạnh mẽ hơn.

Trong năm 2021, IOG đã triển khai các chương trình Plutus PioneerAtala Pioneer. Cùng với nhau, các chương trình này đã thu hút hơn 3,500 người tham gia được đào tạo về Plutus và Atala và được cộng đồng đón nhận nồng nhiệt. Chương trình Marlowe Pioneer ra mắt vào giữa năm 2022.

Đầu năm 2022, IOG đã ra mắt Học viện IOG, một thư viện gồm các tài liệu và video giáo dục về Haskell, Plutus và Marlowe.

IOG gần đây cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với Đại học Kinh doanh Châu Âu của Luxembourg (EBU), với mục tiêu giúp mọi người ở các nước đang phát triển có thể tiếp cận giáo dục. Cho đến nay, EBU đã triển khai các khóa học về Haskell và Plutus.

Ngoài ra, IOG làm việc với một số trường đại học trên toàn thế giới.

NFTs

Việc triển khai tính năng Token gốc đã cho phép tạo Token không thể thay thế (NFT) trên Cardano.

Tính năng Token gốc mở rộng cơ sở hạ tầng kế toán hiện có được xác định trong mô hình sổ cái (ban đầu được thiết kế để xử lý các giao dịch chỉ dành cho ada) để phù hợp với các giao dịch sử dụng nhiều loại tài sản.

Hỗ trợ token gốc mang lại những lợi thế khác biệt cho nhà phát triển: chẳng hạn như không cần tạo hợp đồng thông minh để xử lý Token tùy chỉnh, điều này loại bỏ lớp phức tạp bổ sung và khả năng xảy ra lỗi thủ công do sổ cái xử lý tất cả chức năng liên quan đến Token.

Một phần do dễ tạo và chi phí tạo thấp, không gian NFT đã nhanh chóng phát triển thành một trong những yếu tố sáng tạo và sôi động nhất của hệ sinh thái Cardano sơ khai, với hơn 400 dự án và thị trường NFT được ra mắt và hoạt động vào đầu năm 2022. Như vào cuối tháng 3 năm 2022, hơn 4 triệu NFT đã được tạo trên Cardano.

Thị trường Token không thể thay thế trên Cardano (CNFT)

Token không thể thay thế trên Cardano (CNFT) là một thị trường do cộng đồng tạo ra và dẫn đầu cho các NFT được xây dựng trên Cardano.

Ra mắt vào năm 2021 bởi một nhóm các nhà sáng tạo NFT đa quốc gia, trang web này đã trở thành thị trường đầu tiên cho tất cả các Cardano NFT.

Nguồn tài liệu Cardano để đọc thêm

Tài liệu kỹ thuật

Trang web tài liệu kỹ thuật của chúng tôi bao gồm tất cả các chủ đề về công nghệ, tính năng của Cardano, v.v.

Cổng thông tin dành cho nhà phát triển

Nơi tìm thấy tất cả các công cụ và tài nguyên bạn cần để xây dựng trên Cardano.

Cardano forum

Trò chuyện và tương tác với những người đam mê Cardano từ khắp nơi trên thế giới.

Mạng xã hội

Twitter

IOG

Cardano community

Discord

IOG

Cardano community

Developer portal

Telegram

IOG’s Official Telegram channel

Reddit

Luôn cập nhật tất cả các câu chuyện về Cardano.

Tài liệu nghiên cứu

Hãy ghé qua thư viện mở rộng của chúng tôi về các bài nghiên cứu đã xuất bản.

Blogs

Chúng tôi thường xuyên xuất bản các bài đăng trên blog phản ánh các bản cập nhật, tính năng mới và các câu chuyện Cardano có liên quan.

Chú thích

Hãy xem qua tất cả các thuật ngữ liên quan đến Cardano.

(Source/Nguồn : What is Cardano (Cardano 101)